.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
search child

Cây Bạch đàn

Chiều cao cây giống: 15 – 60cm Chủng loại: cây bạch đàn trắng và bạch đàn đỏ U6 Tên gọi khác: cây khuynh điệp Đặc điểm nổi bật: Cây bạch đàn là loại cây gỗ đại mộc, thuộc họ Myrtaceae (họ Đào kim nương), có tên khoa học là Eucalyptus. Cây bạch đàn là loại cây bóng mát lấy gỗ quen thuộc
Giá: Liên hệ

Cây bạch đàn và nguồn gốc xuất xứ

Để khám phá loại cây  nhiều công dụng hữu ích này, chúng ta hãy bắt đầu từ nguồn gốc và xuất xứ của cây như sau:

Nguồn gốc cây bạch đàn

Tên khoa học của bạch đàn là Eucalyptus, là chi thực vật có hoa, thuộc họ Đào kim nương. Ngày nay, bạch đàn được trồng nhiều tập trung thành rừng ở nước ta với nhiều công dụng trong cuộc sống. 

Bạch đàn (hay còn được biết đến là cây khuynh diệp) lần đầu xuất hiện ở nước ta những năm 1950 ở các tỉnh miền Nam, thuộc loài đại mộc. Trước năm 1975, cây được đặt tên là cây bạc hà vì lá mùi bạc hà của lá.

Cây bạch đàn có hơn 700 loài, được dẫn giống đem về trồng bằng hạt. Một số loài bạch đàn thích hợp với đất đai và khí hậu của Việt Nam được trồng rộng rãi đến ngày nay.

Xuất xứ của loài cây bạch đàn

Hơn 700 loài bạch đàn hầu hết có bản địa tại Australia thuộc châu Đại Dương. Ngoài ra, một số nhỏ loài được tìm thấy ở New Guinea, Indonesia, Đài Loan và một số ở vùng viễn bắc Philippines.

Loài cây này được trồng chủ yếu ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Trung Quốc, bán đảo Ấn Độ,…

Đặc điểm của cây bạch đàn

Tuy rằng bạch đàn có hơn 700 loại khác nhau, ví dụ như: cây bạch đàn trắngcây bạch đàn đỏ, bạch đàn liễu,… Nhưng đa phần các cây thuộc loài này thường có các đặc điểm chung sau đây để bạn có thể dễ dàng nhận diện:

  • Thân: Bạch đàn là cây lấy gỗ nên có thân trung bình – lớn, trong vòng 5 -10 năm có thể đạt chiều cao đến 30m. Bao bọc bên ngoài lõi gỗ vàng sẫm là lớp vỏ màu nâu xám, thường bong tróc thành từng mảnh
  • Lá: Bạn có thể dễ dàng nhận diện lá bạch đàn qua hình dáng thon dài và cong như lưỡi liềm. Cuống lá ngắn, phiến lá có thể dài đến 18cm và rộng đến 5cm. Hai mặt lá màu xanh đậm hay xanh đốm trắng
  • Hoa: Hoa bạch đàn có màu trắng và thường mọc ở nách lá với cuống ngắn.
  • Quả: Quả bạch đàn nhỏ, có hình chén. Bên trong quả gồm 2 loại hạt: Hạt đen có chức năng sinh sản, hạt nâu không có chức năng sinh sản.

Các loại bạch đàn hiện nay

Có hơn 700 loài bạch đàn được tìm thấy và trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng các loài bạch đàn dưới đây được trồng nhiều ở Việt Nam vì phù hợp với khí hậu nhiệt đới của nước ta.

Cây bạch đàn đỏ

Trong các loài bạch đàn, cây bạch đàn đỏ có chiều cao trung bình và lá cây thường được sử dụng để ứng dụng trong y học. Tên khoa học của loài này là Eucalyptus Camaldulensis.

Bên cạnh chiều cao thân cây, bạn có thể nhận diện loài bạch đàn đỏ qua màu hơi đỏ ở thân cây. Ngoài ra, thân gỗ bạch đàn đỏ chứa nhiều nhựa. Ở nước ta, loài này được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng.

Cây bạch đàn trắng

Ở nước ta, bạch đàn trắng được trồng phổ biến nhất vì giá trị kinh tế mà thân gỗ của nó mang lại. Tên khoa học của cây bạch đàn trắng là Eucalyptus camaldulensis.

Loài cây bạch đàn trắng chủ yếu được trồng để lấy gỗ nên thân cây cao lớn và chắc chắn. Gỗ bạch đàn trắng được sử dụng trong ngành thiết kế các vật dụng nội thất bằng gỗ.

Cây bạch đàn lá bầu

Bạch đàn lá bầu thích hợp trồng ở các vùng cao nguyên với tên khoa học là Eucalyptus Globules.

Cây bạch đàn chanh

Tên khoa học của loài bạch đàn chanh là Eucalyptus Citriodora, được trồng rộng rãi ở các vùng đồng bằng. 

Lá bạch đàn chanh chứa tinh dầu có mùi sả, có hơn 70% hàm lượng citronelal trong tinh dầu. Vì thế, loài bạch đàn này được trồng chủ yếu để phục vụ ngành điều chế và chiết xuất tinh dầu.

Cây bạch đàn lá liễu

Sở dĩ bạch đàn lá liễu có tên này bởi lá cây có hình liễu, lá hơi nhọn ở đầu và mỏng hơn các loài khác. Lá của loài bạch đàn này chứa 30 – 50% hàm lượng cineol trong tinh dầu.

Bạch đàn lá liễu có tên khoa học là Eucalyptus Exserta, trồng phổ biến nhất tại các vùng cao phía Bắc Việt Nam.

Cây bạch đàn mai đen

Bạch đàn mai đen (tên khoa học là Eucalyptus Maidenii) thường được trồng ở vùng cao Lâm Đồng, Đà Lạt bởi loài cây này có thể làm đất xấu đi.

Cây bạch đàn hương

Bạch đàn hương (Premna Sp) có thể cao đến 15m, thân cây có lõi vàng. Lá bạch đàn hương lúc còn non hay khi khô đều có vị the và mùi thơm, có tác dụng giải độc, thông hơi.

Vì thế, loài cây này thường được dùng làm dược liệu hoặc tinh dầu để trị ho, đau bụng và các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Lợi ích tuyệt vời cây bạch đàn mang lại

Bạch đàn có thể sử dụng từ thân đến lá cây để ứng dụng trong xây dựng, sản xuất, y học và đời sống. Do đó, đây được xem là một trong những loài cây công nghiệp chính ở nước ta đem lại lợi ích kinh tế cho người dân.

Các công dụng mà cây bạch đàn mang lại có thể kể đến như:

Trồng lấy gỗ

Bạch đàn là một trong những cây lấy gỗ được trồng nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay vì giống cây này dễ trồng và không kén đất. 

Bên cạnh đó, bạch đàn có khả năng chịu hạn tốt, nhu cầu dinh dưỡng thấp, lại sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.

Sau 5 -7 năm trồng và chăm sóc, bạch đàn có thể dài đến hơn 5m gọi là cừ bạch đàn được sử dụng nhiều trong xây dựng để gia cố móng. Gỗ bạch đàn còn được sử dụng như cột chống giàn giáo, cốp pha nhờ vào độ bền của nó.

 

Gỗ bạch đàn thích hợp ứng dụng làm nguyên liệu trong ngành chế biến bột giấy hay ván ép. Đối với những cây có tuổi đời lớn, gỗ còn có thể sử dụng để sản xuất các vật dụng nội thất bằng gỗ như bàn, ghế, giường ngủ,…

Làm tinh dầu bạch đàn

Bạch đàn được sử dụng trong ngành cất và chiết xuất tinh dầu vì trong thân và lá cây có chứa hương thơm nhẹ nhàng. Các loại tinh dầu từ bạch đàn có nhiều ứng dụng trong y học, ngoài ra còn có tác dụng đuổi ruồi muỗi trong nhà.

Ngoài ra, tinh dầu bạch đàn có thể được sử dụng thay thế tinh dầu sả Java trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác.

 

Có nhiều ý nghĩa trong y học

Lá bạch đàn và tinh dầu bạch đàn có tính hàn và vị đắng, có thể sử dụng để điều trị nhiều bệnh và được ứng dụng rộng rãi từ y học cổ truyền đến y học hiện đại.

    • Dùng tinh dầu điều trị bệnh ho: Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn để bôi ngoài da, làm ấm các vùng da như cổ họng, ngực, thái dương để giảm ho. 
    • Xông hơi bằng lá bạch đàn kết hợp với sả là một bài thuốc chữa ho hiệu quả trong dân gian.
    • Dùng tinh dầu làm giảm đau nhức xương khớp: Dùng tinh dầu bạch đàn xoa tại các vùng xương khớp hay bị đau mỏi để giảm các cơn đau khi hoạt động nhiều.
    • Dùng lá bạch đàn điều trị hôi nách: Lá bạch đàn chứa mùi thơm tự nhiên giúp giảm mùi hôi cơ thể. Giã nát lá bạch đàn chà xát vùng da dưới cánh tay sau khi tắm, hiệu quả vượt trội chỉ sau một tuần.
    • Tắm lá bạch đàn điều trị bệnh ngứa: Đun nước bằng lá bạch đàn để tắm có thể sát khuẩn ngoài da và làm giảm các bệnh ghẻ ngứa trên da.

Trồng cây bạch đàn đúng kỹ thuật

Để bạch đàn thu hoạch đạt chuẩn về chất lượng và năng suất, ta cần phải gieo trồng và chăm sóc cây đúng kỹ thuật.

Thời vụ trồng cây

Thời vụ gieo trồng bạch đàn tốt nhất trong năm là khi thời tiết không quá nóng cũng không quá lạnh, thích hợp để bạch đàn phát triển:

    • Vụ mùa xuân: Bắt đầu từ 15/2 đến 30/3.
    • Vụ mùa thu: Bắt đầu từ 15/9 đến 30/10.

Chuẩn bị đất trồng

Bạch đàn có thể sinh trưởng trên đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng khi gieo trồng cây non, bạn nên lựa chọn đất tơi xốp, đất mới và có nguồn dinh dưỡng dồi dào. 

Nên sử dụng các lọ rắc khi gieo hạt để hạt giống được gieo đều hơn bởi hạt bạch đàn rất nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng nên gieo trồng bạch đàn trong luống hoặc khay nhựa có lỗ để cây có thể được cung cấp đủ nước.

Kỹ thuật gieo hạt

Hạt giống trước khi đem gieo nên được ngâm ủ trước, bạn có thể gieo hạt ở luống hoặc khay nhựa có lỗ và sử dụng lọ rắc để hạt được gieo đều.

Để giữ ẩm và không làm tác động mạnh đến hạt vừa gieo, bạn nên ủ một lớn mùn hoặc rơm lên trên bề mặt. Khi hạt nảy mầm và xuất hiện 2 lá (khoảng 2 – 4 tuần) thì đem cây non xây vào túi bầu đất.

Lưu ý không để rễ cây non cong, xoắn khi cấy. Cây non sau khi cấy trong bầu nên được ươm trong nhà kín từ 1 – 2 tuần, sau đó dỡ che dần và bỏ hẳn sau 1 tháng.

 

Kỹ thuật chăm sóc cây bạch đàn

Để hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất, cây bạch đàn nên được trồng riêng lẻ với mật độ hợp lý. Mật độ tốt nhất để gieo trồng bạch đàn là 1.500 – 2000 cây/ha. 

Tốt nhất là cây nên được trồng thành hàng mỗi hàng cách nhau 3m và mỗi cây cách nhau 2m. Kích thước hố trồng bạch đàn thích hợp là 30 x 30 x 30cm mỗi hố.

Tùy vào điều kiện đất mà bạn có thể bón lót thêm phân hay không, tuy nhiên nên bón 2kg phân hữu cơ vi sinh và 0,2kg phân NPK để cây phát triển tốt nhất.

Cần kiểm tra cây non thường xuyên để chăm sóc và trợ lực cho cây phát triển khi cần.

Mua cây bạch đàn giống ở đâu tốt?

Bạn nên chọn được giống bạch đàn tốt nhất để thành phẩm thu hoạch có năng suất cao và chất lượng vượt trội. Vậy nên chọn mua bạch đàn giống ở đâu để đảm bảo giống tốt?

Cây Giống 4S sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp cây giống, mỗi năm phân phối ra thị trường hàng trăm ngàn cây giống các loại.

Chúng tôi cung cấp các loại cây công nghiệp và lâm nghiệp các loại, phù hợp với nhiều công trình và nông trại khác nhau. Dưới đây là một số lý do bạn nên lựa chọn Cây Giống 4S:

    • Cây giống đa dạng về chủng loại: Hiện chúng tôi có hơn 70 sản phẩm cây giống các loại phù hợp với mục đích sử dụng của nhiều người.
    • Chất lượng bảo đảm: Cây giống được ươm, cấy ghép và chăm sóc kỹ lưỡng theo quy trình tiêu chuẩn.
    • Dịch vụ vận chuyển tận nơi: Quy trình của Cây Giống 4S nhanh chóng, an toàn, đảm bảo cây không bị hư hại trong quá trình vận chuyển.
    • Hỗ trợ tư vấn: Chúng tôi hỗ trợ tư vấn tận tâm theo nhu cầu của khách hàng từ lúc lựa chọn giống cây đến quá trình chăm sóc và thu hoạch.
    • Giá cả cạnh tranh: Chúng tôi luôn để mức giá cạnh tranh nhất cho quý khách hàng và có giá sỉ/lẻ theo nhu cầu.

Qua bài viết này, chúng tôi đã đem đến cho bạn thông tin về cây bạch đàn và những giá trị kinh tế mà nó mang lại. 

Tên của bạn (bắt buộc)
Nội dung (bắt buộc)

Thông tin bình luận

Chưa có thông tin bình luận

Top
X